Những cụm từ Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khiến nhiều người mơ hồ khi chưa rõ khái niệm và công dụng của các loại giấy phép. Những loại giấy phép này có giống nhau không và cần thiết khi nào? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.
Để thành lập công ty với thủ tục nhanh chóng, Quý Khách hãy liên hệ đến công ty TNHH Đại Lý Thuế Hợp Luật để được hỗ trợ tốt nhất.
Quy định về giấy chứng nhận đầu tư
Tại Khoản 1 Điều 77 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có nêu rõ:
“Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.”
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 cũng có quy định về giấy phép đầu tư như sau:
“Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp. Trường hợp có yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.”
Như vậy, các tên gọi như Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đều là một, là một loại giấy chứng nhận nhằm mục tiêu quản lý việc đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
Khi nào cần có giấy chứng nhận đầu tư?
Trường hợp cần hoàn thành thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đầu tư được nêu trong khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020:
“- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”
Để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư, quý khách cần chuẩn bị đầy đủ các nội dung bao gồm:
“- Tên dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Mã số dự án đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư gồm:
+ Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
+ Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).”
Hãy liên hệ đến công ty TNHH Đại Lý Thuế Hợp Luật để chúng tôi tư vấn chi tiết hơn về những vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận đầu tư.
Ngoài ra, quý khách hãy tham khảo thêm về dịch vụ tư vấn thuế quận Phú Nhuận uy tín để hoàn thành công tác thuế ban đầu cho công ty mới thành lập.
VÌ SAO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI
Chất Lượng Hoàn Hảo
Hợp Luật cam kết cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ có chất lượng hoàn hảo nhất.
Mức phí tiết kiệm
Hợp Luật cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế trọn gói hàng tháng giá hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí tối đa
Chuyên nghiệp - tận tâm
Hợp Luật có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về kế toán, dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp
Làm hài lòng mọi khách hàng
Với quy trình phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, tốc độ làm việc nhanh chóng, dịch vụ hậu mãi chu đáo Hợp Luật luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất