CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh; các biện pháp bảo đảm đầu tư; ưu đãi đầu tư; thủ tục đầu tư; triển khai hoạt động của dự án đầu tư và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
2. Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính hoặc bản in từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp và đầu tư.
2. Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO (sau đây gọi là “Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO”) là tài liệu số WT/ACC/48/Add.2 ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, gồm phần cam kết chung, phần cam kết cụ thể đối với các ngành, phân ngành dịch vụ và Danh mục ngoại lệ về tối huệ quốc.
3. Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài là cổng thông tin điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; đăng tải và cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; cập nhật và khai thác thông tin về hoạt động xúc tiến đầu tư, tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư nước ngoài là tập hợp dữ liệu thông tin về dự án đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn quốc được lưu trữ, quản lý trong Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
5. Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng ưu đãi về thuế, ưu đãi về đất đai và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
6. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
b) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
c) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d) Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
đ) Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
7. Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư.
8. Điều ước quốc tế về đầu tư là điều ước mà Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ là thành viên của điều ước đó, gồm:
a) Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký ngày 07 tháng 11 năm 2006;
b) Các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư;
c) Các hiệp định thương mại tự do và các thỏa thuận hội nhập kinh tế khu vực khác;
d) Các điều ước quốc tế khác quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư.
9. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài là hệ thống thông tin được sử dụng để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài bao gồm: Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư nước ngoài, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xúc tiến đầu tư và Hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
10. Hồ sơ đăng ký đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư lập để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này.
11. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần, số lượng giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
12. Luật Đầu tư là Luật số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
13. Luật Đầu tư năm 2005 là Luật số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
14. Ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết là ngành, phân ngành quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quyền quy định hoặc không quy định điều kiện đầu tư hoặc không mở cửa ngành, phân ngành dịch vụ đó cho nhà đầu tư nước ngoài.
15. Vốn đầu tư của dự án là vốn góp của nhà đầu tư và vốn do nhà đầu tư huy động để thực hiện dự án đầu tư được ghi tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
16. Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường thuộc thị xã, thành phố và quận thuộc thành phố.
Điều 3. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trong trường hợp văn bản pháp luật mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư.
2. Ưu đãi đầu tư được bảo đảm theo quy định tại Khoản 1 Điều này là ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại văn bản pháp luật có hiệu lực trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực, gồm:
a) Ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này.
3. Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó). Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: Loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
c) Nội dung văn bản pháp luật mới có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.
4. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Trường hợp vượt thẩm quyền, Cơ quan đăng ký đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 4. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký đầu tư
1. Hồ sơ đăng ký đầu tư, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được làm bằng tiếng Việt.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì nhà đầu tư phải có bản dịch tiếng Việt hợp lệ kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
3. Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký đầu tư được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đầu tư.
4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự khác nhau giữa nội dung bản dịch hoặc bản sao với bản chính và trong trường hợp có sự khác nhau giữa bản tiếng Việt với bản tiếng nước ngoài.
1. Mã số dự án đầu tư là một dãy số gồm 10 chữ số, được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã số duy nhất, không thay đổi trong quá trình hoạt động của dự án và không được cấp cho dự án khác. Mã số dự án đầu tư hết hiệu lực khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.
3. Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án đầu tư là số Giấy chứng nhận đầu tư, số Giấy phép đầu tư hoặc số giấy tờ tương đương khác đã cấp cho dự án đầu tư. Trường hợp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác được điều chỉnh, dự án đầu tư được cấp mã số mới theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất sử dụng mã số dự án đầu tư để quản lý và trao đổi thông tin về dự án đầu tư.
Điều 6. Nguyên tắc thực hiện thủ tục đầu tư
1. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và giải quyết thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký đầu tư và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này.
3. Khi yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần bằng văn bản cho nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi một bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
4. Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các thủ tục hành chính về đầu tư khác theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này.
6. Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước không giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và tranh chấp giữa nhà đầu tư với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình hoạt động đầu tư.
Điều 7. Xử lý hồ sơ không chính xác, giả mạo
1. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký đầu tư không chính xác, Cơ quan đăng ký đầu tư yêu cầu nhà đầu tư làm lại hồ sơ để cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư.
2. Khi có căn cứ xác định nhà đầu tư có hành vi giả mạo nội dung hồ sơ, tài liệu cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo về hành vi vi phạm của nhà đầu tư và hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp lần đầu hoặc hủy bỏ thay đổi trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được ghi trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về những thiệt hại phát sinh từ hành vi kê khai thông tin không chính xác, giả mạo nội dung hồ sơ, tài liệu.
Điều 8. Thực hiện quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 của Luật Đầu tư trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau:
a) Các chất ma túy quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;
b) Các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;
c) Mẫu các loài thực vật, động vật hoang dã quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES).
1. Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
2. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Văn bản xác nhận;
e) Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này;
g) Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này.
3. Mọi cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đều có quyền được cấp các văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức và nêu rõ lý do từ chối.
4. Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 10. Thực hiện quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định này gồm:
a) Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Điều kiện về hình thức đầu tư;
c) Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư.
2. Nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:
a) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của điều ước quốc tế đó;
c) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác;
đ) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định;
e) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này và các ngành, phân ngành dịch vụ này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.
Điều 11. Áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
1. Đối với các hoạt động đầu tư thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.
2. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Điều 12. Công bố điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, tập hợp điều kiện đầu tư kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều kiện đầu tư kinh doanh được công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này gồm những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư;
b) Căn cứ áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
3. Trong trường hợp điều kiện đầu tư kinh doanh có sự thay đổi theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, những nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này được cập nhật theo thủ tục sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày các luật, pháp lệnh, nghị định được ban hành, Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
b) Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh hoặc cập nhật nội dung thay đổi về điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 13. Công bố điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, tập hợp các ngành, nghề và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư và ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 10 Nghị định này để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
2. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này gồm những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Căn cứ áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
c) Nội dung điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
d) Các ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3. Những nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này được cập nhật trong các trường hợp sau:
a) Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài có sự thay đổi theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư;
b) Các ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 10 Nghị định này được điều chỉnh theo kết quả rà soát quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Những nội dung được cập nhật trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
1. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế về đầu tư, Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh.
2. Ngoài những nội dung theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh gồm những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh dự kiến sửa đổi, bổ sung;
b) Phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại các Khoản 1, 3 và 4 Điều 7 Luật Đầu tư;
c) Căn cứ sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và đối tượng phải tuân thủ;
d) Đánh giá tính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và sự phù hợp với điều ước quốc tế về đầu tư;
đ) Đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh của các đối tượng phải tuân thủ.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất quy định tại Khoản 2 Điều này trong quá trình thẩm định, phê duyệt đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Hằng năm và theo yêu cầu quản lý của mình, Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình.
2. Nội dung rà soát, đánh giá:
a) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ có hiệu lực đến thời điểm rà soát, đánh giá;
b) Đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện;
c) Đánh giá thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật, công nghệ, yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và các điều kiện khác ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
d) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi đề xuất theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này cho Bộ Kếhoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 16. Đối tượng và nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật Đầu tư gồm:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);
đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ.
2. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư:
a) Dự án đầu tư quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Dự án đầu tư quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
c) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau được áp dụng mức ưu đãi cao nhất;
đ) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất quy định tại Mục 55 Phụ lục II Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
e) Ưu đãi tiền thuê đất theo địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất quy định tại Mục 55 Phụ lục II Nghị định này không áp dụng đối với dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Điều 17. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Ưu đãi đầu tư ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư gồm những nội dung sau đây:
a) Đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
b) Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.
2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư để hưởng ưu đãi đầu tư. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
3. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư.
4. Ưu đãi đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư đó cho thời gian ưu đãi còn lại;
b) Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;
c) Trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
5. Tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc thực hiện dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng.
Mục 2. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU KINH TẾ
Điều 18. Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất
1. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương để xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được phê duyệt trong từng giai đoạn.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí để hỗ trợ các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu công nghệ cao; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình dịch vụ công cộng quan trọng trong khu kinh tế;
b) Bồi thường, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật liệu nổ trong khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế;
c) Bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu nhà ở cho người lao động và khu tái định cư, tái định canh cho người bị thu hồi đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao;
d) Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường của khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế.
2. Ngoài các hình thức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, khu công nghệ cao được hưởng các chính sách hỗ trợ khác về đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khu công nghệ cao.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định chính sách phát triển nhà ở trong khu công nghệ cao.
Điều 20. Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất
1. Hoạt động đầu tư kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp có thu làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất.
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 21. Trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin về dự án đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, tài nguyên và môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác có trách nhiệm công bố đầy đủ, công khai quy hoạch, danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cung cấp thông tin về quy hoạch, danh mục dự án đầu tư và các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư, các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin theo thẩm quyền cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà
VÌ SAO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI
Chất Lượng Hoàn Hảo
Hợp Luật cam kết cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ có chất lượng hoàn hảo nhất.
Mức phí tiết kiệm
Hợp Luật cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế trọn gói hàng tháng giá hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí tối đa
Chuyên nghiệp - tận tâm
Hợp Luật có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về kế toán, dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp
Làm hài lòng mọi khách hàng
Với quy trình phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, tốc độ làm việc nhanh chóng, dịch vụ hậu mãi chu đáo Hợp Luật luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất